Để niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất, trong một số trường hợp bác sĩ chỉnh nha phải đặt thun tách kẽ cho bệnh nhân. Nếu chưa biết thun tách kẽ là như thế nào, có tác dụng ra sao.. thì đừng bỏ qua những thông tin cụ thể nhất dưới đây nhé!
Mục lục
- Thun tách kẽ là gì? Có tác dụng gì?
- Trường hợp nào phải đặt thun tách kẽ?
- Các loại thun tách kẽ
- Quy trình đặt thun tách kẽ
- Đặt thun tách kẽ có đau không, phải đặt trong bao lâu?
- Niềng răng không đặt thun tách kẽ có được không?
- Những lưu ý cần biết trong thời gian đặt thun tách kẽ
- Tổng kết những câu hỏi thường gặp với thun tách kẽ
Thun tách kẽ là gì? Có tác dụng gì?
Thun tách kẽ có tên trong tiếng Anh “Orthodontic Separators” là những miếng cao su hình tròn hoặc những thanh kim loại hình chữ L gắn vào các kẽ răng số 5, 6 hoặc 7. Thông thường thì các bác sĩ sẽ gắn thun tách kẽ trong lần hẹn thứ 2 nếu thấy cần thiết với số lượng dao động từ 1 – 8 chiếc thun khác nhau.
Trước khi niềng răng, thun tách kẽ được sử dụng nhằm mục đích tạo ra khoảng trống giữa các răng, giúp răng có diện tích di chuyển, tạo điều kiện cho việc lắp đặt các hệ thống khí cụ như mắc cài, dây thun hay khí cụ nong hàm theo ý muốn. Việc này hỗ trợ việc gắn các khâu vào răng hàm mà một số người cần phải trải qua.
Trường hợp nào phải đặt thun tách kẽ?
Nếu răng bạn quá sát nhau và không đủ khoảng trống để gắn band back vào răng thì cần thiết phải đặt thun tách kẽ. Điều này cần thiết với những người lựa chọn đeo niềng răng mắc cài bao gồm: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê.
Đặc biệt, công cụ này thường áp dụng cho răng hàm nên bạn có hàm răng mọc lộn xộn, chen chúc nhau thì càng cần phải thun tách kẽ. Tuy nhiên, để biết chính xác tình trạng của mình, mọi người cần trực tiếp đến nha khoa sẽ được bác sĩ thăm khám và chỉ định nhé.
Các loại thun tách kẽ
Thun tách kẽ hiện nay có 2 loại là thun cao su và thun kim loại. Tuy nhiên thì thun làm từ cao su được sử dụng phổ biến hơn tại các nha khoa.
Thun tách kẽ cao su
Thun tách kẽ cao su được làm từ chất liệu cao su nguyên chất, tự nhiên 100% và không sử dụng hóa chất độc hại, không gây ra tác dụng phụ hay tổn hại cho vấn đề răng miệng.
Loại thun này có màu xanh với kích thước khoảng 1mm và hơi cứng. Khi nhét vào kẽ răng, chúng sử dụng lực đàn hồi tự nhiên để đẩy răng hàm cách xa nhau. Khi mà đạt khoảng trống cần thiết, thun tự rơi ra ngoài.
Thun tách kẽ kim loại
Thun tách kẽ kim loại được làm bằng kim loại ít được dùng hơn so với lò so. Chúng có hình chữ L với một vài lớp lò xo bên trong. Khí cụ này sử dụng trong trường hợp cần thiết khoảng 6 tuần trở lên. Sau khi đã đạt được khoảng trống cần thiết, chúng sẽ rơi ra như thun tách kẽ cao su. Tuy nhiên, thun tách kẽ kim loại có thể gây ra những tổn thương cho má, môi, nướu, lưỡi cao hơn so với thun cao su.
Đọc thêm: Thun liên hàm là gì? Tại sao khi niềng răng cần đặt thun liên hàm?
Quy trình đặt thun tách kẽ
Để gắn thun tách kẽ lên răng không phải là kỹ thuật quá phức tạp, cũng không tốn quá nhiều thời gian thực hiện. Đây là những bước mà bác sĩ sẽ thực hiện nhưng bạn có thể tham khảo cách làm sau:
Cách 1: Dùng chỉ nha khoa
- Bước 1: Xâu thun tách kẽ qua 1 đoạn chỉ nha khoa
- Bước 2: Gập đôi đoạn chỉ nha khoa đã xâu thun lại
- Bước 3: Chèn đoạn chỉ nha khoa đó vào giữa khe răng cần đặt thun
- Bước 4: Kéo chỉ nha khoai lại cho tới khi thun tách kẽ nằm giữa 2 răng
- Bước 5: Rút chỉ nha khoa ra hỏi răng.
Cách 2: Dùng kìm
- Bước 1: Dùng kìm phân tách nha khoa kẹp vào 2 đầu của thun tách kẽ
- Bước 2: Kéo giãn thun tách kẽ về 2 phía để dây thun mỏng hơn
- Bước 3: Luồn vào giữa kẽ răng là hoàn thiện.
Toàn bộ quá trình này chỉ mất khoảng 2-3 phút là hoàn thành, quá đơn giản đúng không nào.
Đặt thun tách kẽ có đau không, phải đặt trong bao lâu?
Chắc hẳn nhiều người cũng đang băn khoăn không biết đặt thun tách kẽ có đau không và phải đặt trong bao lâu? Trên thực tế, những ngày đầu đi đeo thun, bạn sẽ cảm thấy chưa quen và vướng víu, đồng thời cảm giác đau khi răng di chuyển. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ mất dần ở những ngày sau, khi bạn đã quen với cảm giác có thêm khí cụ trong khoang miệng. Hoặc có thể răng của bạn đã giãn cách đủ khoảng trống cần thiết. Giải thích cho những cơn đau này, bác sĩ cho rằng: bản chất của thun tách kẽ liên tục ép răng phải di chuyển với tốc độ nhanh nên xuất hiện tình trạng trên.
Thông thường, người chỉnh nha trước khi niềng răng cần đeo thun tách kẽ trong khoảng 1-2 tuần tùy theo chỉ định của bác sĩ. Đợi khi khoảng cách đạt chuẩn thì bạn không cần đeo nữa.
Nếu trong quá trình đeo thun tách kẽ mà đau thì mọi người hãy áp dụng một số cách giảm đau đơn giản mà hiệu quả dưới đây.
– Chườm đá
Nếu đặt thun tách kẽ đau, bị khó chịu thì bạn dùng 1 túi đựng đá viên, chườm lên vùng da mặt ở vị trí có răng đau. Nhiệt độ lạnh từ đá sẽ giúp gây tê, làm giảm cảm giác đau nhức tạm thời cực hữu hiệu. Lưu ý là đừng ngậm đá lạnh trực tiếp vào khoang miệng vì khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh như vậy làm cho răng càng đau hơn, thậm chí là bỏng lạnh.
– Uống thuốc giảm đau
Nếu mà bạn chườm đá nhưng cơn đau vẫn chưa giảm nhiều, bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau. Một số sản phẩm như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin…với công dụng rất tốt. Nhưng bạn đừng lạm dụng thuốc quá nhiều. Sau khi uống thuốc, mọi người đi ngủ để cơn đau nhanh chóng trôi qua.
– Chải răng nhẹ nhàng
Khi đeo thun tách kẽ, bạn chải răng nhẹ nhàng và hạn chế dùng chỉ nha khoa ở những vùng răng đang đặt thun vì chúng có thể bị rơi ra. Còn nếu bị rơi, hãy đến ngay nha khoa để được bác sĩ trợ giúp, không tự ý đặt thun tại nhà.
Có thể bạn quan tâm: Bị ê buốt răng sau khi niềng răng phải làm sao?
Niềng răng không đặt thun tách kẽ có được không?
Vì thun tách kẽ được ví là khí cụ đầu tiên “khởi động” cho quá trình niềng răng và khi đeo chúng không tránh khỏi sự đau nhức, khó chịu trong thời gian đầu. Do vậy, nhiều người băn khoăn không biết niềng răng mà không cần đặt thun tách kẽ có được không. Câu trả lời là có.
Bạn có thể niềng răng mà không cần đặt thun tách kẽ với 2 trường hợp:
- Nếu răng bạn thưa và đủ khoảng trống để đặt các khí cụ niềng răng bên trong khoang miệng thì bỏ qua giai đoạn này.
- Nếu răng không đủ khoảng trống để đặt khí cụ nhưng không muốn đặt thun tách kẽ, bác sĩ sẽ tìm các biện pháp thay thế như cắm minivis trên nướu, dùng thun dịch chuyển răng về phía minivis này.
Tuy nhiên, việc có đeo thun tách kẽ hay không thể hoàn toàn do ý muốn của bạn mà cần dựa vào tình trạng răng miệng cụ thể mỗi người. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cùng lời khuyên phù hợp giúp bạn niềng răng hiệu quả hơn.
Đọc thêm: Đóng khoảng trong niềng răng là gì?
Những lưu ý cần biết trong thời gian đặt thun tách kẽ
Sau khi đã tìm hiểu những thông tin ở trên, chắc hẳn nhiều người băn khoăn không biết nên vệ sinh, ăn uống ra sao cho phù hợp. Hay xử lý đúng cách trong trường hợp thun bị rơi ra ngoài…
Chế độ ăn uống
Những cơn đau trong ngày đầu khiến bạn phân vân chưa biết nên ăn gì và kiêng gì trong thời gian đặt thun tách kẽ. Dưới đây là một số thực phẩm cần thiết”
- Nên ăn các món mềm, loãng, dễ nuốt như cháo, mì, miến, súp, canh, sinh tố, khoai tây nghiền…
- Nên ăn các loại gạo hạt nhỏ như gạo tấm, được nấu nhuyễn, nát
- Nên ăn các loại sữa, chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…để bổ sung thêm vitamin và dưỡng chất
- Tránh các món ăn mà quá cứng như kẹo cứng, bắp ngô luộc, bỏng ngô, cánh gà chiên…
- Tránh ăn thực phẩm quá dai, dính như bánh giày, bánh nếp, kẹo cao su…
Chăm sóc răng miệng
Cách để chăm sóc răng miệng khi đặt thun tách kẽ cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên để tránh trường hợp bị rớt thun, đứt thun, bạn cần lưu ý:
- Chải răng thật nhẹ nhàng theo vòng tròn, hoặc tạm thời không chải răng ở nơi đặt thun
- Nhớ súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng
- Không được dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước ở vị trí đang gắn thun tách kẽ
Nhìn chung, để chăm sóc răng miệng khi gắn thun tách kẽ, bạn cần cẩn thận là được nhé.
Xử lý khi rơi thun tách kẽ
Thun tách kẽ bị rơi trong quá trình sử dụng không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên để đảm bảo lộ trình, mang tới hiệu quả cao trong khi niềng răng thì bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa đặt lại thun càng sớm càng tốt.
Xử lý khi nuốt thun tách kẽ
Trong trường hợp không may nuốt thun tách kẽ thì cũng đừng quá lo lắng bởi sản phẩm được làm từ chất liệu vô hại với cơ thể. Nó sẽ sớm bị đào thải ra bên ngoài và bạn cần đến gặp bác sĩ để gắn lại nhé.
Để hạn chế tình trạng bị rơi hoặc nuốt thun tách kẽ thì bạn cẩn trọng khi vệ sinh răng miệng cũng như ăn uống là đực.
Tổng kết những câu hỏi thường gặp với thun tách kẽ
1. Thun tách kẽ dùng để làm gì?
Thun tách kẽ được đặt giữa các răng hàm để tạo khoảng trống nhất định cho phép đặt khí cụ niềng răng vào lần thăm khám tiếp theo.
2. Đặt thun tách kẽ có đau không?
Đặt thun tách kẽ có thể bị đau khi nhai, cắn trong vài ngày đầu. Điều này không ảnh hưởng gì cả và bạn sẽ quen dần.
3. Tôi có thể ăn những thực phẩm nào khi đeo thun tách kẽ?
Bạn ăn các loại thực phẩm mềm, mịn, nhỏ như mì, súp, cháo, sữa chua, rau củ nghiền…
4. Nếu dùng thun tách kẽ đau, tôi dùng Panadol được không?
Nếu thấy đau quá, bạn có thể dùng 1 ít thuốc Panadol nhưng đừng lạm dụng quá.
5. Làm sao để chăm sóc răng miệng khi đeo thun tách kẽ?
Bạn hãy ăn uống và đánh răng bình thường, nhẹ tay một chút là được. Không được xỉa răng, dùng chỉ nha khoa ở nơi đang đặt thun. Điều này sẽ hạn chế tối đa không để chúng bị rơi ra.
6. Nếu bị rơi thun tách kẽ thì phải làm sao?
Nếu chúng bị rơi ra trong quá trình ăn uống hay đánh răng bình thường, điều đó có nghĩa đã có đủ chỗ trống và bạn không cần lo lắng. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để nghe lời khuyên tiếp theo.
Vậy là bạn đã biết được thun tách kẽ là gì, công dụng ra sao, nên chăm sóc răng miệng thế nào trong thời gian này.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ